™---»☼£ớþ☼10å4☼«---™
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

™---»☼£ớþ☼10å4☼«---™

™---»☼Ñơî☼¶«ế¯¶¯☼Ñốî☼¯¶¯ráî☼¯¶¯î¶V¶☼«---™
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Con nhà nghèo vẫn đỗ thủ khoa.

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 103
Join date : 22/03/2010
Age : 30
Đến từ : Cư Jút BMT Đăk Nông Đăk Lăk Bánh Mì Thịt ^^!

Con nhà nghèo vẫn đỗ thủ khoa. Empty
Bài gửiTiêu đề: Con nhà nghèo vẫn đỗ thủ khoa.   Con nhà nghèo vẫn đỗ thủ khoa. I_icon_minitimeSat May 29, 2010 11:18 am

Người ta phỏng đoán, giỏi giang như thế chắc hẳn phải là con dòng cháu giống hay chí ít cũng là học sinh trường chuyên này, trường điểm nọ. Nhưng rồi người ta bất ngờ khi biết trong số đó có không ít cậu học trò "nhà quê" gia cảnh bần hàn.

Tò mò. Thán phục. Những bài viết về các cô, cậu thủ khoa chân đất luôn thu hút độc giả từ cái nhìn đầu tiên. Ai cũng háo hức muốn biết tại sao cậu học trò xứ Kinh Bắc Nguyễn Đăng Chuẩn lại giành điểm tối đa 30/30. Nhất là khi biết trong những năm học ở cấp cơ sở, cậu đến trường với chiếc cặp làm từ túi "cám cò" (túi đựng thức ăn công nghiệp cho gia súc).

Còn tôi, khi biết về lai lịch chiếc cặp đã theo Chuẩn tới trường đến tận năm cuối cấp Trung học cơ sở thì vô cùng khâm phục. Chẳng có đứa trẻ nào không thích diện quần áo mới đến lớp. Cũng chẳng có cô cậu học sinh nào không thích bút mới, cặp đẹp. Tôi từng chứng kiến đứa cháu học lớp 6 ở quê không chịu đi học vì mẹ chưa mua cho nó đôi dép xỏ ngón.

Về cơ bản, đôi dép xỏ ngón không liên quan gì đến việc học nhưng nhóm bạn nó cùng thống nhất thứ 6 phải "đồng phục" loại dép này. Còn chuyện trẻ nhỏ phụng phịu vì mẹ chưa mua cho hộp bút tô màu, cái compa bằng inox.... là chuyện thường. Thế mà có cậu học trò nhiều năm liền là học sinh giỏi vẫn hồn nhiên đến trường bằng chiếc cặp làm từ túi "cám cò".

Còn Nguyễn Đức Học, sinh ra và lớn lên ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc lại nhận tin đậu thủ khoa Học viện Tài chính với số điểm 29,75 khi đang gò lưng bê những thúng thóc nặng để cùng bố xát gạo. Thế mới biết, học trò ở quê rời sách vở giấy bút là bắt tay ngay vào lao động. Phần lớn học sinh nông thôn một buổi học ở trường, một buổi làm việc đồng áng. Nhất là những ngày mùa có khi còn phải bỏ học để cấy, gặt. Thế mà các em vẫn chăm chỉ đến trường, chăm chỉ nghiền ngẫm sách vở.

Hàng xóm nhà tôi có cậu học trò, những năm học cấp II không đi học thêm đã đành, học cấp III cũng không một lần đến lớp học thêm. Khi nghe tin cậu đỗ đại học, ai cũng bảo nó ôn thi trên lưng trâu.

Một đồng nghiệp của tôi khi bình luận về việc những học sinh chân đất đỗ thủ khoa rằng "con nhà giàu, con nhà thành thị thì có điều kiện chơi game, xem tivi, đi du lịch... chứ con nhà nghèo lấy đâu ra. Không bị chi phối thời gian vào những trò chơi ấy nên chúng chú tâm vào học hành". Nói vậy cũng đúng, nhà nghèo lấy đâu ra tiền mua máy tính, nối mạng Internet, lắp truyền hình cáp... Hơn nữa, trẻ em nhà nghèo biết lo sớm. Hàng ngày, chúng chứng kiến bố mẹ lao động vất vả kiếm cái ăn, cái mặc. Muốn vươn lên, thoát khỏi cái nghèo nhiều trẻ em đã đặt ra cho mình hướng phấn đấu. Đang là học sinh, học tập là việc chúng dễ thực hiện nhất.

Tôi viết bài này không phải để chê con nhà giàu học dốt hay khẳng định chỉ có con nhà nghèo mới học giỏi, mới đỗ thủ khoa mà tôi tin (và thực tế cũng như vậy) trong số những thí sinh đạt thủ khoa với số điểm 28,75/30, 28/30, 27,5/30... của các trường Đại học Xây dựng, Đại học Tây Nguyên, Đại học Giao thông vận tải TP HCM có những em sinh ra trong những gia đình có điều kiện. Thời nào cũng thế, xã hội nào cũng vậy, đều có những cá nhân xuất sắc cho dù hoàn cảnh của họ khác nhau.

Những năm gần đây, ngành Giáo dục đang có nhiều cải cách nhằm lựa chọn những học sinh có kiến thức toàn diện, giỏi về chất. Chính cách làm này đã tạo ra sự công bằng giữa học sinh thành thị và nông thôn, học sinh gia đình khá giả và gia đình khó khăn. Thủ khoa chân đất ngày càng nhiều chắc hẳn cũng bởi cách dạy, cách học mới này.

Câu hỏi nhiều người băn khoăn là chặng đường 4-5 năm học đại học tới đây của các thủ khoa con nhà nghèo. Ví như thủ khoa Đại học Bách khoa Nguyễn Đăng Chuẩn, cả gia đình trông vào 8 sào ruộng khoán, thu nhập 330.000đ/tháng/4 người.

Với mức sống và thu nhập thấp như vậy, rồi đây em sẽ đến trường như thế nào? Cánh cổng trường đại học mở rộng nhưng để được ngồi trên giảng đường với em còn quá nhiều chông gai. Ước gì có một ông Bụt thời công nghệ số sẽ xuất hiện và sát cánh bên thủ khoa chân đất trong nghiệp đèn sách
Về Đầu Trang Go down
http://lop10a4.tk
 
Con nhà nghèo vẫn đỗ thủ khoa.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
™---»☼£ớþ☼10å4☼«---™ :: Tích cực - Tiêu Cực Nơi Nhà Trường. :: Tích Cực-
Chuyển đến