Lớp10a4 - Bước ra khỏi Hội đồng thi trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều nữ sinh than thở: "Câu 1, câu 3 làm còn được, câu 2 thì chẳng biết gì, lệch tủ hết rồi".
Hà Nội: Nhọc nhằn vượt qua ngày thi thứ 2
Chiều nay (3/6), thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2010 môn Lịch sử đối mặt với không ít khó khăn bởi nhiều em gặp phải một câu hỏi mà mình bỏ qua trong quá trình ôn thi.
So với tình hình làm bài thi môn Địa lý diễn ra vào sáng nay, tâm trạng của teen không được vui vẻ, hồ hởi bằng. Em Trung, học lớp 12 trường THPT Nhân Chính vừa trèo lên xe máy của mẹ, vừa bức bối: "Cả phòng chẳng ai làm được câu 2, con cũng thế. Lúc ôn thi toàn tập trung vào các chiến dịch lớn, rốt cuộc lại ra về toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1947 nên "tắc tị"".
Em Vân Anh, thi đại học khối A, cũng học trường THPT Nhân Chính chia sẻ: "Em làm tốt các câu, trừ câu 2". Vân Anh cho biết mình đã bỏ hẳn câu nằm ngoài trí nhớ của mình và chấp nhận lấy điểm ở hai câu còn lại.
Trong khi đó, một thí sinh học chuyên Sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội sung sướng cho biết: "Em làm được câu đó, vì em biết thông tin nhờ xem chương trình bổ sung kiến thức trên ti vi, không ngờ hôm nay đi thi lại trúng".
Em Việt Anh, lớp 12 chuyên Toán Tin trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên khẳng định mình bỏ ra 3 ngày để ôn thi môn Lịch sử, dù vậy chiều nay Việt Anh vẫn làm tương đối tốt.
Tại điểm thi trường THPT Nhân Chính, sau khi kết thúc môn thi, một số sĩ tử mở "phao thi" để kiểm tra lại bài làm, các em cho biết mình chuẩn bị "phao" cho yên tâm, bởi đây là một môn rất "khó nhằn", nhưng khi vào phòng thi thì không dám mang theo vì sợ vi phạm quy chế.
Tại Nam Định, em Đinh Tuyết, lớp 12 trường THPT Giao Thủy C cho biết: "Em làm bài tốt, với câu 2 thì em rất bất ngờ nhưng cũng cố gắng làm phần một, phần hai yêu cầu tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội những tháng đầu cuộc kháng chiến (từ ngày 19/2/1946 đến ngày 17/2/1947) thì em làm không được".
Đinh Tuyết ôn thi rất kỹ môn Lịch sử, và dù làm không hoàn thiện nhưng Tuyết vẫn cảm thấy bằng lòng. Tuyết cho biết mình làm bài vừa đủ thời gian, sau khi kết thúc thì còn đúng 2 phút để rà soát lại nội dung và lỗi chính tả.
Sáng mai (4/6), sĩ tử sẽ thi môn Toán với thời gian 150 phút, buổi chiều sẽ là môn cuối cùng (Ngoại ngữ hoặc Vật lý) với thời gian 60 phút.
Một số hình ảnh của thí sinh sau môn Lịch sử ở Hà Nội:
Phụ huynh khá mệt mỏi ở bên ngoài phòng thi.
Những thí sinh bước ra đầu tiên.
Đề kô quá khó, nếu hôk học tủ , teen sẽ làm bài tốt.
1 số khổ sở vì học tủ không trúng.
Xem lại kiến thức.
Môn Lịch sử khiến nhiều teen mất ăn mất ngủ nhất,
và đề thi chiều nay không phải dễ vượt qua như môn Hóa học diễn ra vào chiều qua.
Những gương mặt đăm chiêu.
Thầy giáo đến tận trường để động viên học sinh.
Trao đổi bài làm
Có những khuôn mặt rạng rỡ khi làm được bài.
TP HCM: 6,7 điểm là vui rồi
Môn Lịch sử chiều nay được các sĩ tử đánh giá là môn “tử thần”, sau khi kết thúc buổi thi, những nụ cười nhẹ nhõm đã xuất hiện trên gương mặt các em và phụ huynh, dù giống ở Hà Nội, không ít ý kiến thừa nhận "vướng mắc ở câu 2".
Cơn mưa bất chợt trước giờ thi khiến nhiều thí sinh và phụ huynh hơi lo lắng. Tuy vậy, điều này không làm ảnh hưởng quá nhiều đến việc di chuyển của các thí sinh, bởi khi cơn mưa đổ lớn, hầu hết các em đã đến hội đồng thi làm thủ tục.
Trở lại với các địa điểm thi chiều này, khi còn khoảng 20 phút nữa mới hết giờ làm bài, tại hội đồng thi trường Lê Quý Đôn đã có rất nhiều thí sinh hoàn thành xong bài làm của mình. Hầu hết đều nở nụ cười mãn nguyện vì đã hoàn thành khá tốt môn Lịch sử, được xem là môn “tử thần”. “Tụi em bị vướng đôi chút ở câu 2 là toàn quốc kháng chiến vì nghĩ câu đó sẽ không ra thi, thế nhưng các câu còn lại tụi em làm rất tốt, hi vọng sẽ đạt điểm 7 trở lên”, bạn Ái Thi (trường Minh Khai) chia sẻ.
Theo ghi nhận từ các thí sinh, các câu hỏi trong đề tương đối “ngon ăn”, sát chương trình học, có hết trong đề cương, nhưng đa số các bạn thí sinh đều bỏ qua không học câu 2. Trọng Tín (trường Nguyễn Bỉnh Khiêm) hào hứng khoe, “Hơi trật câu 2 nhưng các câu khác em làm rất tốt, qua môn Sử một cách nhẹ nhàng, không còn phải lo lắng nữa, tụi em sợ môn Sử thôi, còn 2 môn ngày mai không đến nổi quá lo”.
Riêng các thí sinh trường Nguyễn Thị Diệu thì cho rằng mặc dù câu 2 không có trong đề cương ôn thi, nhưng “tụi em làm tốt các câu khác thì việc có sai câu thứ 2 cũng không sao, điểm 7 là nằm trong tầm tay”, Quang Thắng (trường Nguyễn Thị Diệu) tự tin cho biết.
Hầu hết thi sinh gặp rắc rối ở câu 2
Kết thúc buổi thi, không khí tại các hội đồng thi đều khá sôi nổi. Thảo Nhi (trường Minh Khai) khoe: “Tụi em đa số học khối A và B, với đề thi như vậy điểm 6, điểm 7 là tụi em hài lòng rồi”.
Bên cạnh đó, cũng không ít thí sinh tự tin mình làm bài môn Sử đúng từ 90 – 100%. Minh Trí (Lê Quý Đôn) tự tin khẳng định: “Em không mất thời gian nhiều, viết mà thiệt nhanh chỉ cần 15 phút là em làm xong thôi. Ở nhà ba mẹ cũng yêu cầu ôn lại kỹ, mặc dù là dân khối A nhưng em tin môn Sử mình đạt 10 điểm, ít cũng 9 điểm”.
Thư giãn bằng cách đọc truyện đợi phụ huynh đến đón.
Tiếng nói, tiếng cười kéo dài từ lúc các thí sinh bước ra khỏi phòng thi đến khi còn lác đác vài bạn chờ phụ huynh đã khép lại ngày thi thứ 2, ngày được các thí sinh lo lắng và cho là “nặng” nhất.